Tiêu chuẩn thiết bị vệ sinh là gì?
Nội dung bài viết
- 1. Tiêu chuẩn lắp thiết bị vệ sinh phòng tắm
- 2. Kích thước lắp đặt bồn cầu
- 7. Các kích thước lắp đặt đối với một số vật dụng khác trong tổng thể không gian nhà vệ sinh
Vậy để làm sao lắp đặt thiết bị vệ sinh cho khoa học thì bạn cần phải nắm được các tiêu chuẩn kích thước nhà tắm, kích thước lắp đặt trên bồn tắm, bồn tiểu, chậu rửa mặt. Điều này giúp gia đình bạn có được sự sắp xếp phù hợp, thuận tiện trong quá trình sử dụng các thiết bị vệ sinh. Mang lại hiệu suất sử dụng cao, thích hợp trong quá trình sử dụng. Vậy các tiêu chuẩn đó là gì?
1. Tiêu chuẩn lắp thiết bị vệ sinh phòng tắm
1.1 Lựa chọn và lắp đặt thiết bị vệ sinh dành cho phòng tắm kích thước nhỏ
Với những phòng tắm có diện tích nhỏ (1m2; 2m2) thì việc bố trí thiết bị vệ sinh sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.
Điều quan trọng nhất là bạn phải tối giản thiết bị vệ sinh nhất có thể nhưng vẫn đáp ứng các nhu cầu thiết yếu cơ bản cho các thành viên trong gia đình.
Ví dụ như bạn không cần thiết phải sử dụng bồn tắm thay và đó chỉ cần tắm bằng vòi sen.
Bạn lựa chọn các mẫu bồn cầu có kích thước nhỏ gọn như thay vì chọn mẫu bồn cầu 1 khối bạn sẽ chuyển sang các mẫu bồn cầu 2 khối, bồn cầu âm tường có kích thước nhỏ gọn nhưng vẫn đảm bảo về kiểu dáng và chức năng sử dụng đầy đủ.
Bạn ưu tiên lựa chọn các mẫu chậu rửa treo nhỏ gọn thay vì các mẫu chậu rửa đứng hoặc để bàn có kích thước tốn nhiều diện tích hơn.
Mẫu thiết kế phòng tắm nhỏ đẹp, đơn giản nhưng vẫn tối ưu nhu cầu sử dụng.
1.2 Lựa chọn và lắp đặt thiết bị vệ sinh cho phòng tắm kích thước vừa
Với nhà tắm có kích thước vừa bạn có nhiều lựa chọn hơn cho các thiết bị vệ sinh.
Bố trí cho phòng tắm diện tích vừa:
Thiết kế một số mẫu nhà vệ sinh kích thước vừa:
1.3 Lắp đặt thiết bị vệ sinh cho phòng tắm kích thước lớn
Với nhà tắm có kích thước rộng từ 6m2 – 8m2. Việc bố trí hãy lựa chọn các thiết bị vệ sinh dễ dàng hơn. Bạn có thể lựa chọn được nhiều mẫu mã hay thiết bị theo nhiều nhu cầu. Bạn có thể tham khảo mô hình lắp đặt nhà vệ sinh kích thước rộng như sau:
Một số mẫu thiết kế nhà vệ sinh kích thước lớn:
2. Kích thước lắp đặt bồn cầu
Dựa theo các tiêu chuẩn lắp đặt:
Khoảng cách bồn cầu đến tường: 5mm
Khoảng cách từ tường đến tâm xả bồn cầu: 305mm
Nguồn cấp nước bồn cầu nằm ở tay trái khoảng cách tới tâm bồn cầu: 250mm
Khoảng cách tính từ nền nhà lên có khoảng cách: 150 – 200mm.
Ống chờ bồn cầu phải đặt cao hơn mặt sàn: 3 cm
3. Kích thước lắp đặt chậu rửa mặt
Chậu rửa mặt khá đa dạng về mẫu mã và kích thước. Vì vậy chậu rửa mặt đều có các thông số đa dạng nên cách lắp đặt cũng khác nhau. Tuy nhiên tiêu chuẩn kích thước lắp chậu rửa mặt sẽ quy định chuẩn như sau:
- Khoảng cách tính từ mặt đất đến chậu rửa: 70cm – 90cm. Đối với chậu rửa mặt cho trẻ nhỏ thì dưới 50cm
- Khoảng cách tính từ tâm xả đến tường: 271 mm
4. Kích thước lắp đặt vòi sen
Sau khi lựa chọn vòi sen bạn cần phải xác định khoảng cách giữa hai đường nước nóng, lạnh tương ứng.
- Khoảng cách 2 đường ống nóng lạnh giao động từ: 15cm – 17cm
- Độ cao hai ống cấp nước là: 75cm – 80cm
- Khoảng cách tường từ 30cm – 50cm
5. Kích thước lắp đặt bồn tiểu nam
Khi lắp đặt bồn tiểu nam thì tiêu chuẩn lắp đặt như sau:
- Vị trí tính từ mặt nền đến bồn tiểu là: 232mm
- Khoảng cách tường: 100mm
6. Kích thước khi lắp đặt bồn tắm
Bồn tắm có nhiều loại và mẫu mã.Vì thế kích thước bồn tắm rất đa dạng nhưng khi lắp đặt thì bạn có thể tham khảo một số kích thước sau đây:
- Vị trí cách tường: 20mm
- Vị trí cách sàn nhà tắm: 30mm – 50mm
- Đường kính ống chờ: 34mm – 42mm
7. Các kích thước lắp đặt đối với một số vật dụng khác trong tổng thể không gian nhà vệ sinh
- Khoảng cách chiều cao từ nền nhà vệ sinh đến chậu rửa mặt: 80cm – 90cm.
- Chiều cao của bát sen: 195cm – 205cm.
- Chiều cao của móc treo quần áo: 165cm – 170cm.
- Chiều cao của hộp đựng giấy vệ sinh tính từ mặt đất cao: 65cm.
- Chiều cao của móc treo khăn tính từ mặt đất cao: 120cm – 140cm.
- Chiều cao của Vòi xịt toilet tính từ mặt đất cao: 60cm.
Có thể nói phòng vệ sinh ngày nay là không gian sống đặc biệt, giúp xoa mọi áp lực của cuộc sống sau một ngày làm việc. Nếu như trước kia mọi người coi khu vực phòng vệ sinh là không gian phụ vì vậy việc bố trí những vật dụng cũng không quá cầu kỳ. Ngày nay suy nghĩ này đã hoàn toàn thay đổi.
Nhà vệ sinh là nơi có tần suất sử dụng nhiều nhất của các thành viên trong gia đình. Hy vọng bài viết này giúp bạn nắm rõ “tiêu chuẩn thiết bị vệ sinh” để có thể tự thiết kế được phòng vệ sinh hợp lý, mang lại không gian thư giãn cho mọi thành viên trong gia đình mình.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm